"Đại Việt sử ký toàn thư", đầu tiên là Sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên dựa vào bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu và bộ Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên mà viết ra vào hồi nửa cuối thế kỷ XV.
Đến năm Ất Tị (1665) đời vua Lê Huyền Tôn (Cảnh trị thứ 3), Tây vương Trịnh Tạc thêm phần Bản kỷ tục biên. Đại Việt sử ký toàn thư được Phạm Công Trứ sửa chữa và bổ sung, mười phần mới in được 6 phần. Đến năm Đinh Sửu (1697) đời vua Lê Huyền Tôn, Định vương Trịnh Căn sai bọn Lê Hi và Nguyễn Quý Đức sửa chữa và làm nốt phần Bản kỷ tục biên từ năm 1663 đến năm 1675.
"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại toàn bộ các đời vua từ Kinh Dương Vương đến vua Gai Tôn. Trong đó, không chỉ ghi lại tên húy, hiệu, nơi đóng đô, diến biến trong cuộc đời, từ việc lớn đến việc nhỏ, một số cải cách trong chính sách cai trị... mà cuối mỗi đời vua lại có lời bàn của người chép sử đánh giá về sự kiện nào đó hoặc đường lối cai trị...
Cuốn sách gồm những nội dung chính sau:
- Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
- Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư
- Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sách lịch sử quý báu trong tủ sách sử cũ của nước Việt Nam, rất cần thiết cho những người nghiên cứu lịch sử dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu.